Nhiều kết quả tích cực nhìn từ công tác đấu thầu năm 2014

18/05/2015

Từng con số tiết kiệm từ mỗi địa phương thông qua đấu thầu sẽ cùng góp vào tổng giá trị tiết kiệm không nhỏ cho ngân sách của cả nước

Năm 2014 là năm đầu tiên Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 và Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu có hiệu lực thi hành. Dù mới đi vào cuộc sống, nhưng những quy định mới về đấu thầu đã có tác động nhất định đến công tác đấu thầu của các địa phương trên cả nước. Báo cáo công tác đấu thầu năm 2014 từ các địa phương đã cho thấy nhiều kết quả tích cực, trong đó phải kể đến tính cạnh tranh trong đấu thầu đã được nâng cao hơn.

Từ việc gia tăng tính cạnh tranh trong đấu thầu...

Trước khi Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 (Luật Đấu thầu 2013) và Nghị định số 63/2014/NĐ-CP (Nghị định 63) có hiệu lực thi hành, nhiều địa phương đã phản ánh hạn mức chỉ định thầu theo quy định cũ là quá cao. Lãnh đạo Sở KH&ĐT một tỉnh miền núi phía Bắc cho biết, các dự án ở cấp huyện và cấp xã gần như chỉ định thầu hết, có huyện cả năm không đấu thầu. Chỉ định thầu chiếm đa số trong các hình thức lựa chọn nhà thầu là chuyện khá phổ biến tại nhiều địa phương, tỷ lệ giảm giá trong nhiều trường hợp không được đến 1%. Việc chỉ định thầu chỉ nhanh hơn ở quy trình một chút, nhưng lại dẫn đến lãng phí lớn.

Một trong những thay đổi lớn trong quy định mới về đấu thầu theo Nghị định 63 là giảm hạn mức chỉ định thầu. Quy định này đã có tác động tích cực đến tính cạnh tranh, hiệu quả trong công tác lựa chọn nhà thầu tại nhiều địa phương. Theo Sở KH&ĐT An Giang, trước khi Luật Đấu thầu 2013 và Nghị định 63 có hiệu lực thi hành, việc các chủ đầu tư áp dụng hình thức chỉ định thầu để lựa chọn nhà thầu chiếm tỷ lệ khá cao, do đó, chưa mang lại hiệu quả cao về mặt kinh tế vì tỷ lệ giảm giá thấp. Điều này có một phần nguyên nhân là do hạn mức được phép chỉ định thầu quy định tại Nghị định số 85/2009/NĐ-CP là khá cao, một phần là do đa số các gói thầu có quy mô nhỏ nên các chủ đầu tư đều lựa chọn hình thức chỉ định thầu để rút ngắn thời gian trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu. Từ khi Luật Đấu thầu 2013 và Nghị định 63 có hiệu lực thi hành, các trình tự thủ tục, phương thức lựa chọn nhà thầu, trách nhiệm của các bên được quy định cụ thể, chi tiết, rõ ràng hơn, qua đó đã góp phần tháo gỡ nhiều vướng mắc so với trước đây. Ngoài ra, giá trị được phép chỉ định thầu quy định tại Nghị định 63 đã góp phần gia tăng số lượng các gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

IMG

Trong năm 2014, các gói thầu mua sắm sử dụng nguồn vốn mua sắm thường xuyên và các dự án sử dụng vốn nhà nước trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã tiết kiệm được hơn 135 tỷ đồng

Sở KH&ĐT Ninh Thuận cũng đánh giá, từ khi Luật Đấu thầu 2013 và Nghị định 63 có hiệu lực thi hành, hạn mức chỉ định thầu thấp hơn nhiều so với trước, đã hạn chế được chỉ định thầu tràn lan, khuyến khích các nhà thầu tự nâng cao năng lực, kinh nghiệm, uy tín, tính cạnh tranh thông qua đấu thầu rộng rãi. Vì vậy, trong năm 2014, tỷ lệ giảm giá cao hơn các năm trước, góp phần tiết kiệm cho ngân sách nhà nước.

Tại nhiều địa phương khác, năm 2014, các gói thầu thực hiện đấu thầu rộng rãi cũng nhiều hơn so với các năm trước. Ghi nh

Trong năm 2014, báo cáo từ nhiều địa phương cho thấy, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong đấu thầu đã được triển khai tích cực. Tại một số tỉnh, thông qua công tác thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư, thiết kế - dự toán, hồ sơ mời thầu đã tích cực tuyên truyền, vận động các chủ đầu tư sử dụng, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa mang thương hiệu Việt Nam trong xây dựng, thi công các công trình đầu tư trên địa bàn. Việc sử dụng vật tư, hàng hóa trong nước sản xuất được trong thi công các công trình xây dựng đã được ưu tiên.

ận từ nhiều địa phương cho thấy, việc tăng cường áp dụng đấu thầu rộng rãi, giảm chỉ định thầu đã góp phần tạo được sự cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các nhà thầu. Quá trình đấu thầu đã giúp lựa chọn được các nhà thầu có đủ năng lực, góp phần nâng cao chất lượng, tiến độ thực hiện dự án, nhiều dự án đạt hiệu quả cao qua đấu thầu. Bên cạnh đó, một số địa phương cho biết, thông qua đấu thầu, năng lực của các cơ quan quản lý, các nhà thầu cũng dần được nâng cao; dần hình thành được hệ thống dữ liệu thông tin về nhà thầu trên địa bàn, từ đó góp phần kiểm soát được quá trình đầu tư, thực hiện quản lý dự án theo kế hoạch đấu thầu

; việc xử lý các phát sinh, điều chỉnh, bổ sung dự án cũng được thuận lợi và hiệu quả hơn…

...đến con số tiết kiệm qua đấu thầu

Một trong những ý nghĩa quan trọng của công tác đấu thầu là giúp đem đến hiệu quả kinh tế cho việc sử dụng vốn nhà nước và điều này được thể hiện một phần ở giá trị giảm giá đạt được thông qua đấu thầu.

Thống kê của Sở KH&ĐT Cà Mau cho thấy, qua thực hiện lựa chọn nhà thầu các dự án sử dụng vốn ODA thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu 2013, các gói thầu mua sắm sử dụng nguồn vốn mua sắm thường xuyên và các dự án sử dụng vốn nhà nước, Tỉnh đã tiết kiệm được hơn 135 tỷ đồng, với mức giảm giá khoảng trên 8% so với giá gói thầu.

Tỉnh Long An qua lựa chọn nhà thầu cũng giảm được 160 tỷ đồng so với giá gói thầu, tỷ lệ tiết kiệm đạt 5,9%. Tại tỉnh An Giang, qua lựa chọn nhà thầu giảm được gần 94 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ tiết kiệm là 5,27%. Trên dưới 5% cũng là tỷ lệ tiết kiệm qua lựa chọn nhà thầu tại nhiều địa phương khác. 

Đặc biệt, Quảng Trị là một trong những tỉnh có tỷ lệ tiết kiệm qua đấu thầu rất cao. Sở KH&ĐT Quảng Trị cho biết, theo số liệu báo cáo tổng hợp từ các chủ đầu tư, trong năm 2014, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có 413 gói thầu được thực hiện đấu thầu với tổng giá trị các gói thầu là 1.597.484 triệu đồng, tổng giá trị trúng thầu là 1.236.344 triệu đồng. Qua đấu thầu đã giảm giá gói thầu được hơn 361 tỷ đồng, tỷ lệ tiết kiệm là 22,6% so với tổng giá trị các gói thầu. Tiết kiệm được trong đấu thầu chủ yếu nằm ở đấu thầu thuốc, vật tư y tế (có 11 gói thầu với giá trị ban đầu là 561.625 triệu đồng, qua đấu thầu rộng rãi đã giảm được 344 tỷ đồng, bằng 61,3% so với giá gói thầu). 

Từng con số tiết kiệm nhỏ từ mỗi địa phương thông qua đấu thầu sẽ cùng góp vào tổng giá trị tiết kiệm không nhỏ của cả nước, mỗi năm có thể lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng.

 Bài: Việt Thắng

Ảnh: LTT

Nguồn: Báo Đấu thầu