Tin tức - EGP_v2.0
Tin tức đấu thầu
Tiếp tục đơn giản hóa quy trình, thủ tục mua sắm công
11/02/2025 |
(BĐT) - Nhiều quy định mới tại Nghị định 17/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 6/2/2025 được đánh giá sẽ tiếp tục đơn giản hóa quy trình, thủ tục đấu thầu, góp phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và tạo thuận lợi hơn nữa cho các chủ thể tham gia đấu thầu, góp phần tăng hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
![]() |
Nhiều quy định mới tại Nghị định 17/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 6/2/2025 được đánh giá sẽ tiếp tục đơn giản hóa quy trình, thủ tục đấu thầu... |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) cho biết, Nghị định 17/2025/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung các điều 24, 61, 79, 80 của Nghị định 24/2024/NĐ-CP theo hướng bỏ thủ tục thẩm định hồ sơ mời thầu (HSMT), hồ sơ yêu cầu (HSYC), kết quả lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh, mua sắm trực tiếp; lồng ghép thủ tục lập dự thảo HSMT ngay tại bước lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế.
Nghị định 17/2025/NĐ-CP sửa đổi quy định về điều kiện áp dụng hình thức chào giá trực tuyến và mua sắm trực tuyến. Cụ thể, theo quy định tại khoản 25, 26 và 27 Điều 2 Nghị định 17/2025/NĐ-CP, hạn mức áp dụng hình thức chào giá trực tuyến theo quy trình rút gọn được nâng từ 300 triệu đồng lên 500 triệu đồng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, cung cấp dịch vụ phi tư vấn thuộc dự toán mua sắm. Đồng thời, bổ sung quy định cho phép áp dụng hình thức chào giá trực tuyến theo quy trình rút gọn đối với gói thầu mua sắm hàng hóa chia phần (trừ thuốc) để bán lẻ tại cơ sở bán lẻ trong khuôn viên của cơ sở y tế công lập, trong đó mỗi phần là một mặt hàng có giá trị không quá 1 tỷ đồng đối với dự toán mua sắm. Hạn mức áp dụng hình thức mua sắm trực tuyến được nâng từ 100 triệu đồng lên 300 triệu đồng đối với hàng hóa, dịch vụ của gói thầu thuộc dự toán mua sắm. Nghị định 17/2025/NĐ-CP cũng chỉnh lý kỹ thuật về hạn mức áp dụng đối với gói thầu thuộc dự án, sửa đổi về quy trình chào giá trực tuyến theo quy trình rút gọn.
Đại diện một số bệnh viện cho biết, các hình thức mua sắm trực tuyến, chào giá trực tuyến không phải lập HSMT, đánh giá hồ sơ dự thầu (HSDT)… như quy trình thông thường. Việc mua sắm trực tiếp trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia giúp rút ngắn thời gian thực hiện gói thầu, dự án, tạo thuận lợi cho chủ đầu tư, bên mời thầu.
Bên cạnh đó, Bộ KH&ĐT cũng cho biết, khoản 6 Điều 2 Nghị định 17/2025/NĐ-CP đã sửa đổi Điều 18 Nghị định số 24/2024/NĐ-CP để bổ sung các trường hợp nhà thầu bị đánh giá về uy tín trong việc tham dự thầu, gồm: nhà thầu rút HSDT, HSYC sau thời điểm đóng thầu, nhà thầu không nộp bản gốc bảo đảm dự thầu, nhà thầu không thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng, nhà thầu từ chối hoặc không xác nhận việc chấp thuận được trao hợp đồng đối với chào giá trực tuyến rút gọn. Việc bổ sung quy định này nhằm nâng cao uy tín và trách nhiệm của nhà thầu trong việc tham dự thầu, đồng thời bảo đảm tính công khai, minh bạch trong quá trình đánh giá nhà thầu.
Về thẩm quyền, hồ sơ, quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt, Nghị định 17/2025/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung quy định tại Điều 82, Điều 83 Nghị định số 24/2024/NĐ-CP theo hướng: Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt đối với gói thầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của quốc gia theo quyết định, chỉ đạo của cấp có thẩm quyền. Nghị định 17/2025/NĐ-CP phân cấp, phân quyền tối đa thẩm quyền quyết định việc áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt cho bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan trung ương, chủ tịch UBND cấp tỉnh và người có thẩm quyền. Theo đó, Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định đối với gói thầu quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 82 Nghị định số 24/2024/NĐ-CP; bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan trung ương, chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định đối với gói thầu quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 82 Nghị định số 24/2024/NĐ-CP; người có thẩm quyền quyết định đối với các gói thầu còn lại quy định tại khoản 3 Điều 82 Nghị định số 24/2024/NĐ-CP. Nghị định 17/2025/NĐ-CP cũng chỉnh lý nội dung kỹ thuật khác tại điểm g khoản 1 Điều 1, điểm b khoản 1 Điều 126 Nghị định số 24/2024/NĐ-CP để sửa đổi phạm vi điều chỉnh và trách nhiệm thẩm định của Bộ KH&ĐT đối với nội dung lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt. Theo đó, Bộ KH&ĐT chịu trách nhiệm thẩm định việc áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Nguồn: Báo Đấu thầu
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật

Đột phá tư duy sửa Luật Đấu thầu: Những kỳ vọng mới của nhà thầu, chủ đầu tư
15/06/2025
Sửa Luật Đấu thầu: Phân cấp nhưng phải chặt chẽ, tránh lạm quyền, tiêu cực
25/05/2025
Sửa Luật Đấu thầu: Tăng quyền tự chủ, phân cấp, phân quyền triệt để
20/05/2025
Tăng tính chủ động cho chủ đầu tư trong lựa chọn nhà thầu
13/05/2025
Số hóa và tự động hóa thanh toán – Bước tiến chuyển đổi số trong lĩnh vực đấu thầu, quản lý hợp đồng
04/05/2025
Dự kiến sửa Luật Đấu thầu: Chỉ định thầu phải thương thảo giá, chịu giám sát
20/04/2025
Sửa đổi Luật Đấu thầu: Dành nhiều ưu đãi cho DN công nghệ cao
14/04/2025
Tin mới

Đột phá tư duy sửa Luật Đấu thầu: Những kỳ vọng mới của nhà thầu, chủ đầu tư
15/06/2025 |
(BĐT) - Theo dự kiến, ngày 25/6/2025, Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự sẽ được Quốc hội xem xét thông qua.

Sửa Luật Đấu thầu: Phân cấp nhưng phải chặt chẽ, tránh lạm quyền, tiêu cực
25/05/2025 |
Cuối tuần qua, Quốc hội thảo luận tại hội trường về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; Luật Hải quan; Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật Đầu tư; Luật Đầu tư công; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công. Nhiều ý kiến thảo luận quan tâm đến việc sửa đổi Luật Đấu thầu, nhất là những điểm sửa đổi, bổ sung rất mới của Luật liên quan đến phân cấp, phân quyền, đơn giản thủ tục.

Sửa Luật Đấu thầu: Tăng quyền tự chủ, phân cấp, phân quyền triệt để
20/05/2025 |
Cuối tuần qua, Chính phủ báo cáo Quốc hội về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; Luật Hải quan; Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật Đầu tư; Luật Đầu tư công; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

Tăng tính chủ động cho chủ đầu tư trong lựa chọn nhà thầu
13/05/2025 |
Nhằm tăng tính chủ động cho chủ đầu tư trong công tác đấu thầu, Luật Đấu thầu được đề xuất sửa đổi theo hướng bổ sung quy định cho phép người có thẩm quyền, chủ đầu tư căn cứ quy mô, tính chất gói thầu lựa chọn áp dụng một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu trên cơ sở bảo đảm chất lượng, tiến độ, hiệu quả và trách nhiệm giải trình.

Số hóa và tự động hóa thanh toán – Bước tiến chuyển đổi số trong lĩnh vực đấu thầu, quản lý hợp đồng
04/05/2025 |
Từ 05/5/2025: Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia (e-GP) chính thức kết nối, liên thông, chia sẻ dữ liệu với Hệ thống dịch vụ công trực tuyến Kho bạc Nhà nước (KBNN)

Dự kiến sửa Luật Đấu thầu: Chỉ định thầu phải thương thảo giá, chịu giám sát
20/04/2025 |
Trong số các nội dung sửa đổi Luật Đấu thầu, Bộ Tài chính đề xuất một số quy định nhằm tăng hiệu quả kinh tế khi chỉ định thầu cũng như phát hiện, chấn chỉnh kịp thời hành vi tiêu cực có thể xảy ra khi lựa chọn nhà thầu theo hình thức này.