Thông báo về các khóa đào tạo

Tin tức đấu thầu

Sửa đổi Luật Đấu thầu: Dành nhiều ưu đãi cho DN công nghệ cao

14/04/2025 |

4676
quote

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp đối với Dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của 7 luật ngành tài chính. Trong đó, nội dung sửa đổi một số điều của Luật Đấu thầu được kỳ vọng tạo ra cơ chế linh hoạt, ưu đãi nhằm mở đường phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số (CĐS

Dự thảo Luật bổ sung trường hợp chỉ định nhà đầu tư đối với dự án lĩnh vực khoa học công nghệ mà nhà đầu tư đề xuất dự án là doanh nghiệp sở hữu, có bản quyền công nghệ chiến lược. Ảnh minh họa: Tiên Giang
Dự thảo Luật bổ sung trường hợp chỉ định nhà đầu tư đối với dự án lĩnh vực khoa học công nghệ mà nhà đầu tư đề xuất dự án là doanh nghiệp sở hữu, có bản quyền công nghệ chiến lược. Ảnh minh họa: Tiên Giang

Theo Bộ Y tế, hiện nay, quy định của Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn đều yêu cầu hồ sơ mời thầu không được nêu nội dung hạn chế sự tham gia của nhà thầu, nhà đầu tư. Tuy nhiên, các sản phẩm, dịch vụ CĐS công nghệ cao, chất lượng tốt thường có đặc điểm, tính năng kỹ thuật đặc thù, riêng biệt so với các sản phẩm thông thường. Vì vậy, chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc mua sắm các sản phẩm, dịch vụ này (đặc biệt là mua sắm thiết bị y tế tiên tiến, hiện đại, công nghệ cao). Bộ Y tế đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung quy định của Luật Đấu thầu để việc mua sắm các sản phẩm, dịch vụ CĐS công nghệ cao, chất lượng tốt bảo đảm tính khả thi, phù hợp, thuận tiện.

Bộ Tài chính cho biết, tiếp thu ý kiến trên, tại Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; Luật Hải quan; Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật Đầu tư; Luật Đầu tư công; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công đã sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu nhằm tạo cơ chế linh hoạt, ưu đãi trong đấu thầu để phát triển KHCN, ĐMST, CĐS. Chẳng hạn, bổ sung quy định về các ưu đãi trong hoạt động đấu thầu của doanh nghiệp (DN) ĐMST, tổ chức KHCN, DN công nghệ cao, DN sở hữu hoặc có bản quyền công nghệ chiến lược; sản phẩm ĐMST, sản phẩm, dịch vụ công nghệ số; cho phép gói thầu trong lĩnh vực công nghệ, viễn thông, gói thầu có nội dung thuộc danh mục công nghệ chiến lược đấu thầu rộng rãi được chọn áp dụng phương thức 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ hoặc 1 giai đoạn 2 túi hồ sơ và được sử dụng phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá; cho phép nhà thầu trong nước được liên danh với nhà thầu nước ngoài hoặc sử dụng nhà thầu phụ là nhà thầu nước ngoài để tham dự gói thầu thuộc lĩnh vực phát triển KHCN, ĐMST và CĐS quốc gia tổ chức đấu thầu trong nước.

Bên cạnh đó, Dự thảo Luật sửa đổi Khoản 2 Điều 2 Luật Đấu thầu 2023 về đối tượng áp dụng: Hoạt động lựa chọn nhà thầu để thực hiện các gói thầu thuộc dự án đầu tư công sử dụng từ 50% vốn đầu tư công trở lên trong tổng mức đầu tư của dự án đầu tư của DN nhà nước theo quy định của Luật Doanh nghiệp và DN do DN nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Theo góp ý của UBND TP. Hải Phòng, để khuyến khích và giảm thủ tục đối với việc thực hiện nhiệm vụ KHCN, Dự thảo Luật nên giữ lại quy định tại Khoản 2 Điều 2 Luật Đấu thầu 2023 và bổ sung nội dung loại trừ các gói thầu thuộc dự án sử dụng dưới 50% vốn đầu tư công trong tổng mức đầu tư của dự án đầu tư công nghệ cao, dự án ĐMST của DN nhà nước theo quy định của Luật Doanh nghiệp và DN do DN nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Về vấn đề này, Bộ Tài chính cho biết, Dự thảo Luật sửa đổi theo hướng nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của DN nhà nước khi thực hiện hoạt động đấu thầu các dự án sử dụng dưới 50% vốn đầu tư công trong tổng mức đầu tư của dự án dựa trên quan điểm, đối với các dự án này, phần vốn nhà nước chỉ chiếm dưới 50% và sử dụng trên 50% vốn của DN nhà nước trong tổng mức đầu tư nên cần phải có cơ chế linh hoạt để DN được quyền tự quyết định và chịu trách nhiệm, bảo đảm cho các DN này hoạt động theo cơ chế thị trường, cạnh tranh bình đẳng với DN thuộc các thành phần kinh tế.

Ngoài ra, Điều 1 Dự thảo Luật bổ sung điểm g Khoản 3 Điều 10 (Ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư) của Luật Đấu thầu về nguyên tắc áp dụng ưu đãi đối với sản phẩm ĐMST xuất xứ Việt Nam; sản phẩm, dịch vụ công nghệ số đáp ứng tiêu chí sản xuất trong nước. Dự thảo Luật cũng bổ sung điểm c Khoản 4 Điều 10 Luật Đấu thầu quy định, nhà đầu tư là DN KHCN, ĐMST, DN sở hữu hoặc có bản quyền công nghệ chiến lược thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư. Đồng thời, sửa đổi, bổ sung điểm c Khoản 5 Điều 10 quy định ưu tiên trong đánh giá về năng lực, kinh nghiệm đối với nhà đầu tư là DN KHCN, ĐMST, DN sở hữu hoặc có bản quyền công nghệ chiến lược.

Về hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, Dự thảo Luật bổ sung Khoản 2a Điều 34 Luật Đấu thầu về trường hợp chỉ định nhà đầu tư đối với dự án thuộc lĩnh vực KHCN, ĐMST và CĐS quốc gia mà nhà đầu tư đề xuất dự án là DN sở hữu, có bản quyền công nghệ chiến lược; dự án cần tiếp tục lựa chọn DN trước đó đã triển khai hạ tầng, nền tảng số nhằm đảm bảo đồng bộ, kết nối hạ tầng, nền tảng số. Điều 1 Dự thảo Luật cũng bổ sung yếu tố “lợi ích quốc gia, yêu cầu đặc thù về nghiên cứu, ứng dụng và phát triển KHCN, ĐMST và CĐS quốc gia” tại khoản 1 Điều 29 Luật Đấu thầu là một trong các điều kiện đặc thù để áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt.

Các nội dung sửa đổi, bổ sung nêu trên được kỳ vọng tạo thêm thuận lợi, góp sức thực hiện mục tiêu phát triển KHCN, ĐMST, CĐS quốc gia; đáp ứng các yêu cầu phát sinh trong thực tiễn; khuyến khích DN tham gia nghiên cứu phát triển và đổi mới công nghệ.

Nguồn: Báo Tài Chính - Đầu tư

{{file.docFileName}}

Tin mới

Đột phá tư duy sửa Luật Đấu thầu: Những kỳ vọng mới của nhà thầu, chủ đầu tư

15/06/2025 |

1378

(BĐT) - Theo dự kiến, ngày 25/6/2025, Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự sẽ được Quốc hội xem xét thông qua.

Sửa Luật Đấu thầu: Phân cấp nhưng phải chặt chẽ, tránh lạm quyền, tiêu cực

25/05/2025 |

5441

Cuối tuần qua, Quốc hội thảo luận tại hội trường về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; Luật Hải quan; Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật Đầu tư; Luật Đầu tư công; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công. Nhiều ý kiến thảo luận quan tâm đến việc sửa đổi Luật Đấu thầu, nhất là những điểm sửa đổi, bổ sung rất mới của Luật liên quan đến phân cấp, phân quyền, đơn giản thủ tục.

Sửa Luật Đấu thầu: Tăng quyền tự chủ, phân cấp, phân quyền triệt để

20/05/2025 |

4274

Cuối tuần qua, Chính phủ báo cáo Quốc hội về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; Luật Hải quan; Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật Đầu tư; Luật Đầu tư công; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

Tăng tính chủ động cho chủ đầu tư trong lựa chọn nhà thầu

13/05/2025 |

2946

Nhằm tăng tính chủ động cho chủ đầu tư trong công tác đấu thầu, Luật Đấu thầu được đề xuất sửa đổi theo hướng bổ sung quy định cho phép người có thẩm quyền, chủ đầu tư căn cứ quy mô, tính chất gói thầu lựa chọn áp dụng một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu trên cơ sở bảo đảm chất lượng, tiến độ, hiệu quả và trách nhiệm giải trình.

Số hóa và tự động hóa thanh toán – Bước tiến chuyển đổi số trong lĩnh vực đấu thầu, quản lý hợp đồng

04/05/2025 |

2863

Từ 05/5/2025: Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia (e-GP) chính thức kết nối, liên thông, chia sẻ dữ liệu với Hệ thống dịch vụ công trực tuyến Kho bạc Nhà nước (KBNN)

Dự kiến sửa Luật Đấu thầu: Chỉ định thầu phải thương thảo giá, chịu giám sát

20/04/2025 |

13514

Trong số các nội dung sửa đổi Luật Đấu thầu, Bộ Tài chính đề xuất một số quy định nhằm tăng hiệu quả kinh tế khi chỉ định thầu cũng như phát hiện, chấn chỉnh kịp thời hành vi tiêu cực có thể xảy ra khi lựa chọn nhà thầu theo hình thức này.